Quang bỏ trốn khỏi hiện trường. Người dân đưa anh T đi cấp cứu tại BV Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí trong tình trạng mất máu nặng, vết thương sâu vùng cổ. Sáng nay, anh T không qua khỏi.
“Hai người này là hàng xóm, không thấy to tiếng với nhau bao giờ. Gia đình cũng không biết nguyên nhân dẫn ra sự việc đau lòng trên”, ông Lượng nói.
Công an TX Quảng Yên đang điều tra vụ việc và truy bắt đối tượng Quang.
Tại cơ quan công an, bước đầu Tuấn khai do có mâu thuẫn từ trước nên đã lấy thanh kiếm chém ông V. ngay trước cửa siêu thị điện máy ở thị trấn Liên Quan (Thạch Thất, Hà Nội).
" alt=""/>Người đàn ông Quảng Ninh bị hàng xóm chém chết ở tiệm tạp hoáLàm trái chỉ đạo của Thủ tướng?
Ban Pháp chế HĐND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kết quả giám sát “Việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND Thành phố về quản lý quỹ nhà biệt thự, khu chung cư cũ; thực hiện Kết luận giám sát của Thường trực HĐND về quản lý trật tự xây dựng đô thị; thực hiện Kết luận thanh tra về việc xác định 312 biệt thự không thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Kết quả giám sát cho thấy công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo tồn, tôn tạo biệt thự, nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Ban Pháp chế cũng chỉ rõ, một số nội dung Nghị quyết HĐND Thành phố về quản lý quỹ nhà biệt thự triển khai thực hiện chậm so với tiến độ đề ra.
Nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội xuống cấp, nhếch nhác, nguy hiểm |
Hiện nay, nhiều biệt thự, công trình kiến trúc trước năm 1954, trong cả 3 nhóm, nhất là nhóm 3 bị các chủ sử dụng xây dựng cơi nới làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan, không gian của biệt thự, nhưng không được ngăn chặn, xử lý kịp thời, triệt để.
Mặc dù Thủ tướng, UBND Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo dừng việc cấp phép xây dựng, phá dỡ biệt thự song Sở Xây dựng, UBND một số quận không thực hiện nghiêm túc, đã cấp phép xây dựng để phá dỡ và xây dựng công trình mới ở 25 biệt thự cũ.
Công tác quản lý theo dõi thiếu chặt chẽ dẫn đến việc tự phá dỡ 63 biệt thự, xây mới nhưng cơ quan quản lý không có hồ sơ, không xác định được thời điểm xây dựng.
19 biệt thự báo cáo là biến dạng hoàn toàn và xuống cấp nghiêm trọng nhưng không có hồ sơ đánh giá, thẩm định chất lượng.
48 biệt thự báo cáo đã phá dỡ, xây mới nhưng thực tế vẫn còn biệt thự (16 biệt thự vẫn còn, 35 biệt thự chỉ sửa chữa, cơi nới, nâng tầng). 48 nhà (biệt thự) báo cáo không phải là biệt thự, thực tế có 8 nhà là biệt thự.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
Qua giám sát, Ban Pháp chế HĐND TP đã chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, chủ quan là do việc quản lý, khai thác sử dụng quỹ nhà biệt thự trên địa bàn của Công ty THHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thiếu chặt chẽ, có lúc, có nơi buông lỏng, để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng. Cùng với đó, sự phối hợp giữa lực lượng Thanh tra xây dựng với chính quyền cơ sở chưa hiệu quả, chưa kiên quyết và xử lý kịp thời các vi phạm…
Sau đợt giám sát thực tế, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đã kiến nghị, UBND thành phố cần tiếp tục thẩm định, lập danh mục các nhà biệt thự. Bên cạnh đó, thành phố cũng nên sớm nghiên cứu thí điểm việc dùng ngân sách Nhà nước hoặc giao Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội mua lại của các chủ sử dụng đan xen với trụ sở cơ quan, nhà biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa gắn với lịch sử Thủ đô, đất nước đã xuống cấp để bảo tồn, tôn tạo lại theo nguyên trạng ban đầu….
Đặc biệt, UBND thành phố cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là đối với trường hợp tự phá dỡ, làm biến dạng, xây dựng mới nhà biệt thự không đúng quy định; rà soát và xử lý các công trình vi phạm cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trái phép đang tồn tại trong khuôn viên biệt thự thuộc danh mục quản lý theo Đề án.
Hồng Khanh
Hà Nội: Thanh tra làm rõ trách nhiệm phá dỡ biệt thự cổ" alt=""/>8 biệt thự Pháp cổ 'bỗng nhiên' biến mấtBảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam là sự kiện thường niên tổ chức bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam, khởi xướng năm 2003 và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước. Trong gần 2 thập kỷ, hàng nghìn thương hiệu doanh nghiệp đã được chương trình bình xét, công bố và vinh danh.
Năm nay, BTC vinh danh 109 thương hiệu mạnh, trong đó, có top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam gồm: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, Vingroup, Sun Group, Masterise Homes, Masan, Vinamilk, Viettel và VNPT.
Trước những ảnh hưởng toàn cầu từ Covid-19, bảng xếp hạng năm nay đã có sự biến đổi lớn, đề cao khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch. Đáp ứng những tiêu chí về đổi mới sáng tạo giữa đại dịch, Masterise Homes ghi dấu ấn khác biệt khi trở thành 1 trong 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 - ngay trong năm đầu tiên được đề cử.
Ông Gibran Bukhari - Giám đốc Khối Kinh doanh Masterise Homes chia sẻ trong buổi lễ: “Trở thành 1 trong 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam là một thành tựu đầy phấn khởi, minh chứng cho sự công nhận của giới chuyên gia và thị trường với những nỗ lực của Masterise Homes.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nâng cấp hạ tầng và diện mạo của các đô thị trong nước với những thiết kế hiện đại ấn tượng, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử và hướng tới mục tiêu kinh tế chung. Đây cũng chính là cam kết của Masterise Homes - không ngừng nâng tầm chuẩn sống của người Việt và nâng cao vị thế BĐS Việt Nam trên trường quốc tế”.
“Song song với hoạt động kinh doanh năng động và sáng tạo, Masterise Homes cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19, phục hồi sau đại dịch - để không ai bị bỏ lại phía sau,” ông Gibran chia sẻ thêm.
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, Masterise Homes đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào trong năm 2020 - 2021. Đặc biệt là việc hợp tác chiến lược cùng Marriott International, tiên phong phát triển dự án BĐS hàng hiệu quy mô lớn. Đây không chỉ là thành tựu của riêng Masterise Homes mà còn là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hiện diện tầm cỡ của Việt Nam trên bản đồ BĐS siêu sang thế giới.
![]() |
Tháng 10/2021, Masterise Homes và Marriott International hợp tác mang dự án Khu căn hộ hàng hiệu Ritz-Carlton đến Hà Nội, ghi dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của thương hiệu Ritz-Carlton ở Việt Nam |
Bên cạnh đó, khi đợt dịch thứ 4 diễn ra, Masterise Homes đã nhanh chóng đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh, giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, tạo ra các giao dịch trực tuyến an toàn. Những giải pháp sáng tạo và chuyển đổi số linh hoạt không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành của doanh nghiệp mà còn thúc đẩy thị trường sôi động hơn trong bối cảnh vốn trầm lắng vì dịch bệnh.
Song song với hoạt động kinh doanh năng động và sáng tạo, Masterise Homes luôn đóng góp sức mình vào những hoạt động cộng đồng.
Kể từ khi Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Masterise Homes cùng các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masterise Group đã chung tay trong chuỗi hoạt động “Cùng Việt Nam vững vàng chiến thắng đại dịch”, kịp thời tiếp sức cho gần 20.000 lao động và bệnh nhân Covid-19 khó khăn, hỗ trợ trang thiết bị y tế cho tuyến đầu với tổng giá trị lên đến 32 tỷ đồng.
Cũng trong năm nay, đơn vị này đang lên kế hoạch triển khai nhiều hoạt động phát triển cộng đồng, đưa các mục tiêu phát triển bền vững thành một phần thiết yếu của doanh nghiệp.
Những nỗ lực vì cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch của Masterise Homes cùng các công ty thành viên Masterise Group
Tấn Tài
" alt=""/>Masterise Homes vào Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam ngay năm đầu được đề cử