Triệu Vy đang ở đâu?Thông tin Triệu Vy bị "phong sát" đặc biệt gây chú ý không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả truyền thông quốc tế. Gần 3 ngày kể từ khi nổ ra vụ việc, nữ diễn viên vẫn giữ động thái im lặng. Điều này khiến dư luận càng đặt dấu chấm hỏi về tung tích của cô giữa "cơn bão".
|
Triệu Vy "im hơi lặng tiếng" khi nguy cơ sự nghiệp mất trắng. |
Triệu Vy vốn có quan hệ rất rộng trong giới showbiz. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp, trong đó bạn thân - Diva Vương Phi không thể liên hệ được với cô. Một số tên tuổi khác như Huỳnh Hiểu Minh, Dương Tử, Dương Mịch... lặng lẽ xóa (hoặc ẩn) những bài viết liên quan với diễn viên để tránh bị liên lụy.
"Theo lẽ thường, các ngôi sao khi bị dính phốt sẽ lên tiếng thanh minh hoặc xin lỗi. Nhưng trường hợp Triệu Vy hoàn toàn khác biệt. Cô im lặng, mọi thông tin đều được giữ kín một cách tuyệt đối. Cơ quan quản lý đến tận bây giờ vẫn không có bất cứ một phát ngôn cụ thể nào. Tất cả những lý do đến nay chỉ đều là phỏng đoán", tờ Orientaldailyviết.
|
Triệu Vy được cho là sang Pháp lánh nạn. Năm 2011, vợ chồng cô mua các nhà máy sản xuất rượu, 4 vườn nho để kinh doanh. |
Tối 28/8, một nguồn tin tiết lộ Triệu Vy đã bỏ trốn sang Pháp bằng chuyên cơ riêng. Nhân chứng kể với truyền thông nữ diễn viên ra sân bay sáng 27/8 và có mặt tại đây lúc 20h (giờ địa phương). Doanh nhân Huỳnh Hữu Long - chồng của 'Én nhỏ' cũng có mặt để đón cô. Trước đó, Triệu Vy đã rút vốn khỏi 14 công ty do cô đầu tư tại Trung Quốc.
Trang Sohudẫn thông tin cơ quan chức năng đã thông qua lệnh truy nã đỏ (Red Notice) với Triệu Vy. Sau khi lệnh truy nã đỏ được thông qua, Interpol sẽ đưa nữ diễn viên vào danh sách yêu cầu truy bắt nhằm mục đích dẫn độ về nước. Tuy nhiên, đến hiện tại sự việc vẫn chưa có sự xác nhận cụ thể từ cơ quan chức năng.
Trung Quốc mạnh tay "thanh lọc" làng giải trí hỗn loạn
Triệu Vy bị mỉa mai là 'diều hâu' vì những scandal lớn nhỏ.
Dù vụ việc chưa có kết luận cuối cùng, sự nghiệp của Triệu Vy được cho là đã chấm dứt hoàn toàn trong mấy ngày qua. Tên của cô cùng loạt tác phẩm lần lượt bị gỡ, xóa khỏi các ứng dụng trình chiếu mạng. Động thái cho bốc hơi toàn bộ hình ảnh của người vi phạm trên internet là hình phạt Trung Quốc áp dụng nặng nhất cho những nghệ sĩ vi phạm đạo đức, pháp luật.
Nhiều lý do được đưa ra xung quanh việc "cấm sóng" của nữ diễn viên. Một số người cho rằng cô bị khơi lại loạt tai tiếng quá khứ. Ý kiến khác cho rằng cô nằm trong nhiều nhóm lợi ích gồm các doanh nhân, chính trị gia,... vốn đều là những người vừa bị "sờ gáy" vì bê bối chính trị, kinh tế.
Triệu Vy là người mở màn cho vụ xử lý mạnh tay của cơ quan quản lý. Giới chức Trung Quốc đang tiến hành đợt truy quét lớn nhất từ trước tới nay với nghệ sĩ vướng bê bối trong showbiz. Mục đích của việc này nhằm thanh lọc và trả lại môi trường nghệ thuật lành mạnh. Sau ngôi sao 'Hoàn châu cách cách', một danh sách nghệ sĩ cũng được cho bị xử lý kế tiếp gồm: Huỳnh Hiểu Minh, Lý Băng Băng, Hoàng Cảnh Du, Lý Tiểu Lộ,...
|
Triệu Vy, Ngô Diệc Phàm và Trịnh Sảng - ba minh tinh hàng đầu mất sự nghiệp vì bê bối đời tư. |
Tối 27/8, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra văn bản 10 biện pháp tăng cường quản lý hoạt động trong ngành giải trí. Tờ Nhân dân nhật báođăng bài viết: "Khi bạn chạm vào ranh giới đỏ về đạo đức và pháp luật, con đường sự nghiệp sẽ chấm dứt". Trong khi đó, CCTV - cơ quan phát ngôn của Chính phủ Trung Quốc khẳng định khán giả chỉ cần những nghệ sĩ và tác phẩm chất lượng cao.
Qua những động thái trên từ giới chức cho thấy tỏ rõ quyết tâm chấn chỉnh ngành giải trí "hỗn loạn". Mục tiêu của họ là xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực mà văn hóa hâm mộ người nổi tiếng mang tới cho giới trẻ nước này.
Triệu Vy song ca Đan Trường trong 'Biệt khúc chờ nhau'
Thúy Ngọc
Lý do khiến Triệu Vy bị ghét, sụp đổ hoàn toàn chỉ sau một đêm
Triệu Vy từng là ngôi sao quốc dân được nhiều người ngưỡng mộ nhưng cũng tự đánh mất đi hào quang vì những thị phi, tai tiếng nghiêm trọng.
" alt="Triệu Vy mất tích bí hiểm giữa làn sóng bị tẩy chay"/>
Triệu Vy mất tích bí hiểm giữa làn sóng bị tẩy chay
1. Dạy con bằng thưởng hay phạt thì tốt hơn?
Câu trả lời là chẳng cái gì tốt cả.
Nhiều bậc cha mẹ đã lớn lên cùng những hình phạt và đó là lý do họ tin tưởng vào nó. Nhưng hình phạt cũng có xu hướng gây ra xung đột trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Hình phạt sẽ khơi gợi phản ứng đấu tranh, phản kháng. Những suy nghĩ tinh vi ở vỏ não trước trở nên tối tăm và cơ chế phòng thủ bắt đầu bị kích hoạt.
Hình phạt khiến chúng ta nổi loạn, cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận, kìm nén cảm xúc, tìm cách để không bị phát hiện.
Nếu vậy thì khen thưởng có phải là một cách tích cực hơn không? Không hẳn như vậy.
Lạm dụng khen thưởng cũng có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý luôn phải nhận được gì đó khi làm tốt. Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý học cho rằng phần thưởng có thể làm giảm động lực và sự thích thú tự nhiên của chúng ta.
2. Ngừng la mắng con
Việc sử dụng đòn roi để thiết lập kỷ luật cho trẻ đã giảm nhiều trong 50 năm qua. Thế còn la mắng thì sao? Hầu hết cha mẹ đều la mắng con đôi lần, ngay cả với những phụ huynh biết rằng việc đó chẳng có hiệu quả gì cả. La mắng có thể là hành động ngu ngốc nhất của cha mẹ ngày nay.
Những gia đình thường xuyên la mắng con có xu hướng khiến con giảm lòng tự trọng, tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Một nghiên cứu vào năm 2014 trên Tạp chí Phát triển trẻ em đã chứng minh rằng la mắng gây ra hậu quả tương tự như những hình phạt thể chất: làm tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với các vấn đề về hành vi khác.
3. Giúp con sống chung với áp lực
Không khó hiểu khi trẻ con ngày nay phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong học tập. Nhưng việc trẻ cảm thấy căng thẳng ở mức độ nào không phụ thuộc vào khối lượng bài vở mà chúng phải gánh, mà phụ thuộc vào cách mà chúng nghĩ về bản chất của sự căng thẳng.
Các nhà tâm lý học nhất trí rằng, ngoại trừ bệnh căng thẳng mãn tính hoặc chấn thương có thể gây tác hại thì những căng thẳng thông thường - như đứng trước một kỳ thi quan trọng – là điều bình thường và lành mạnh của cuộc sống.
Trong một bài báo năm 2013 đăng trên Tạp chí Tâm lý học xã hội và Tính cách về tư duy căng thẳng, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng phản ứng của con người trước căng thẳng có thể đặt “bộ não và cơ thể ở một vị trí tối ưu để hoạt động”.
Việc cha mẹ nhìn nhận tiêu cực về sự căng thẳng có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về việc đó.
“Đặc biệt là trong 5 năm gần đây, chúng tôi nhìn thấy sự tăng lên về số lượng các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có nghĩa vụ làm giảm những tình huống gây căng thẳng cho con” – bà Sarah Huss, giám đốc bộ phận giáo dục cha mẹ và phát triển con người của Trường Campell Hall School ở Los Angeles cho hay.
Trong khi căng thẳng được các chuyên gia nhìn nhận là một hiện tượng bình thường, thì các phụ huynh lại cho rằng đó là một bệnh lý. Làm gì đó vượt qua những giới hạn quen thuộc không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng sự phát triển và học hỏi – chìa khoá của trường học và phần lớn cuộc sống – không thể diễn ra theo bất kỳ cách nào khác.
Theo ông Jeremy P. Jamieson, giáo sư tâm lý học của ĐH Rochester, chuyên gia nghiên cứu về cách mà sự căng thẳng tác động đến cảm xúc và hiệu suất, cho rằng: “Việc né tránh sự căng thẳng không có tác dụng và thường không thể thực hiện được. Để đạt được điều gì đó và phát triển, chúng ta phải vượt ra ngoài vùng an toàn của mình và tiếp cận những thách thức”.
4. Nuôi dạy những đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc
Khả năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Để nuôi dạy một đứa trẻ có khả năng này, cha mẹ cũng phải là những người biết kiểm soát cảm xúc của bản thân.
“Khả năng kiểm soát cảm xúc của cha mẹ được trẻ nhìn như một tấm gương để chúng xem cách xử lý thách thức, cách hiểu cảm xúc bản thân của cha mẹ như thế nào” – tiến sĩ Dan Siegel, tác giả cuốn “The Yes Brain” bàn về cách nuôi dưỡng khả năng hồi phục của trẻ em, nhận định.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thể hiện sự giận dữ và buồn bã khi đối mặt với những thách thức.
Katherine Reynolds Lewis, tác giả cuốn “Tin vui cho những hành vi xấu” cho rằng sự tức giận, nước mắt và bộc phát là phần tự nhiên của bất kỳ đứa trẻ nào đang phát triển. Nhưng có những cha mẹ không thể hoặc không sẵn lòng đối mặt với những hành vi đó và có thể xem sự nổi loạn của trẻ là một vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp.
Nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham chia sẻ: “Chúng ta chế giễu trẻ, đổ lỗi cho trẻ, nói rằng đó là lỗi của chúng, cô lập chúng bằng cách nhốt trong phòng”.
Phản ứng của cha mẹ có thể khác nhau nhưng thông điệp thì giống nhau – đó là sự tức giận, buồn bã hoặc thất vọng.
Điều này là trái ngược với khả năng kiểm soát cảm xúc. Đó là sự cứng nhắc khiến cả cha mẹ và con trẻ đều sợ hãi rằng những cảm xúc thái quá có thể làm họ kiệt sức.
Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)
Những sai lầm trong cách nuôi dạy con cha mẹ thường mắc phải
Nhiều cha mẹ thường chắc chắn rằng cách nuôi dạy con cái của họ rất tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, những bậc cha mẹ dù có kỹ năng sư phạm tốt vẫn thường mắc phải tình huống dạy con tiêu cực.
" alt="4 việc cần làm để dạy con hiệu quả trong năm 2019"/>
4 việc cần làm để dạy con hiệu quả trong năm 2019
Ngày 26/2, Bộ GD-ĐT chính thức công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 với nhiều thay đổi so với dự thảo trước đó. |
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. (Ảnh: Văn Chung) |
3 môn bắt buộc, 1 môn tự chọn để xét tốt nghiệp
Kỳ thi THPT nhằm mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cungcấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học,Sinh học, Ngoại ngữ.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắtbuộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các mônthi còn lại.
Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảochất lượng được Giám đốc sở GD-ĐT xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn mônthi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh dự thi 4 mônbắt buộc và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi để xéttuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định.
Đăng ký môn thi ĐH-CĐ theo nguyện vọng
Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải đăng ký dự thi cácmôn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh cónguyện vọng.
Ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi của mỗi môn thi đượcquy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT. Nội dung thi nằm trong chươngtrình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Mỗi tỉnh đều có cụm thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp
Về cụm thi, Bộ GDĐT tổ chức cụm thi, gồm: cụm thi cho các thí sinh dự thi để xétcông nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ: tổ chức thi cho thí sinh củaít nhất 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), do trườngĐH chủ trì, phối hợp với sở GDĐT;
Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: tổ chức thitại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GDĐT chủ trì, phối hợp vớitrường ĐH.
Mỗi thí sinh chỉ có 1 số báo danh duy nhất
Thí sinh dự thi sẽ được lập danh sách theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinhtheo từng môn thi để xếp phòng thi.
Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm phần chữlà mã số của Hội đồng thi và phần số có 06 chữ số được đánh tăng dần, liên tụcđến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có thísinh trùng số báo danh.
Hạn đăng ký dự thi trước 30/4
Thí sinh đăng ký tại trường THPT đang theo học, thí sinh tự do đăng ký tại địađiểm do sở GDĐT quy định
Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 30/4 hằng năm.
Khi hếthạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phảithông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơiđăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa,bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận đểđược hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trướcngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Bài thi chấm thang điểm 10Bài thi tự luận được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
Bài thi trắc nghiệm được chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm10 (lấy đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.
Việc chấm kiểm tra sẽ thực ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thitự luận, theo tiến độ chấm thi môn đó. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc tổchức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm thi và chấm kiểm tra.
Thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng tuyển sinh ĐH-CĐ?
Về giấy chứng nhận kết quả thi: Mỗi thí sinh được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quảthi; trong đó, có 1 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển sinh nguyệnvọng I và 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét nguyện vọng bổ sung.
Đăng kí xét tuyển nguyện vọng I:Thí sinh dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quảthi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyệnvọng I, không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo;
Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổingành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.
Đăng kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung:Thí sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhậnkết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung để đăng ký; Kết thúc mỗiđợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồsơ ĐKXT để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Trong đợt xét tuyển nguyện vọng I, thí sinh chỉđược dùng giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăngkí xét tuyển vào tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của cùng một trường.
Nếu không trúng tuyển nguyện vọng I, thí sinh có quyền dùng ba giấy chứng nhậnkết quả thi còn lại để đăng kí xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Mỗi giấy chứngnhận kết quả thi này có thể đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành (hoặc nhómngành) của một trường.
Trường ĐH-CĐ có thể miễn môn thi ngoại ngữ
Đối tượng miễn thi là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế mônNgoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Có một trong các chứng chỉ theoquy định của Bộ GDĐT. Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính 10 điểm chomôn này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ thì phải dự thi và xétcông nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi.
Đáng chú ý là Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ có thể quyết định việc sử dụng hay khôngsử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.
Bảo lưu điểm thi
Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệpTHPT và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các mônthi đạt từ 5,0 điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xétcông nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các môn đã đăng ký đểxét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.
Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định việc có sử dụng hay không sử dụng điểm bảolưu trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.
Điểm ưu tiên, khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh nhiềunhất là 4.
Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN): gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhậntốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp12; được tính theo công thức sau:
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên,tất cả các bài thi đều đạt trên 1,0 điểm và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên đượccông nhận tốt nghiệp THPT.
Khối thi nào cũng phải có môn Toán hoặc Ngữ văn
Đây là quy định đặt ra trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2015.
Theo đó, Bộ GD-ĐT cho phép các trường có thể bổ sung thêm các tổ hợp môn thi mới để xéttuyển, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi,trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán và Ngữ văn để xét tuyển.
Các môn thiđưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, khôngsử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành.
Các trường, ngành năng khiếu có thể sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn vănhoá kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển. Tùy theo yêu cầucủa ngành đào tạo, các trường có thể quy định môn thi chính được nhân hệ số khixét tuyển.
Học sinh lớp 12 và học sinh đã tốt nghiệp THPT năm trước thi khác nhau thế nào?
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ có ba đối tượng thí sinhtham gia dự thi:
1) Thí sinh sử dụng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào ĐH,CĐ.
2) Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vàoĐH, CĐ.
3) Thí sinh chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT.
Thí sinh thuộc đối tượng thứ nhất và thứ hai sẽ dự thi ở các cụm thi do trườngĐH chủ trì. Các cụm thi này phục vụ cho thí sinh ít nhất hai tỉnh.
Thí sinh thuộc đối tượng thứ ba sẽ thi tại trường THPT đang học hay cụm cáctrường THPT do sở GD-ĐT chủ trì với sự tham gia của các trường ĐH.
Những địa phương rất đặc thù ở những vùng đặc biệt khó khăn, Bộ GD-ĐT đã và sẽlàm việc với các Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên cùng với các địaphương trong vùng để bàn bạc thống nhất việc bố trí cụm thi, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi tối đa cho thí sinh.
Với nhóm đối tượng thứ hai, để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệpTHPT từ các năm trước chỉ cần đăng ký dự thi các môn thi theo quy định củatrường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.
Riêng với đối tượng thứ nhất, để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinhĐH, CĐ, thí sinh ngoài dự thi bốn môn để xét tốt nghiệp THPT như nhóm đối tượngthứ ba, sẽ phải đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi đểxét tuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định.
Tổ chức tuyển sinh
Kết quả thi của thí sinh vào trường (hoặc nhóm trường) tổ chức tuyển sinh riêngbằng phương thức thi tuyển chỉ có giá trị xét tuyển vào trường (hoặc nhóm trường)đó, không có giá trị xét tuyển sang trường (hoặc nhóm trường) khác; đối vớingành năng khiếu, các trường có thể xét tuyển thí sinh đã dự thi vào ngành đótại các trường khác và phải quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh của trường;
Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh đãdự thi kỳ thi THPT quốc gia có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chấtlượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.
Căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xéttuyển ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trườngxây dựng phương án xét tuyển.
Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
" alt="Công bố quy chế một kỳ thi quốc gia"/>
Công bố quy chế một kỳ thi quốc gia