Nhận định

Nhận định, soi kèo Javor Ivanjica vs IMT Novi Beograd, 22h00 ngày 22/12

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-28 23:40:43 我要评论(0)

Pha lê - 22/12/2023 08:42 Nhận định bóng đá g bongda24bongda24、、

ậnđịnhsoikèoJavorIvanjicavsIMTNoviBeogradhngàbongda24   Pha lê - 22/12/2023 08:42  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Nhà đầu tư đổ xô săn đất vùng ven

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại các khu vực khác ven Hà Nội như Thạch Thất, Sóc Sơn… Việc các nhà đầu tư đổ bộ săn đất đã khiến những mảnh đất xa trung tâm, hạ tầng chưa phát triển bỗng chốc trở thành hàng “hot”.

Tương tự tại Tây Nguyên, các mảnh đất vườn, đất rẫy cũng đang được giới nhà đầu tư ưa chuộng, đặc biệt là các nhà đầu tư lướt sóng bởi khả năng thanh khoản cao. Chẳng hạn, hồi cuối tháng 12/2021, một mảnh đất rẫy hơn 1.200m2 tại TP Gia Nghĩa (Đăk Nông) được bán với giá 950 triệu đồng, nhưng chỉ 2 tuần sau đó, miếng đất được sang tay với giá 1,1 tỷ đồng.

Ăn theo quy hoạch, xu hướng

Sốt đất vùng ven diễn ra từ nhiều năm nay nhưng lại trở nên đặc biệt nóng sốt trong 2 năm trở lại đây khi xuất hiện các xu hướng mới trong mùa dịch.

Website Batdongsan.com.vn hồi giữa năm 2021 đã đưa ra các phân tích, cho rằng làn sóng "bỏ phố về quê" của một bộ phận người lao động trong mùa dịch đã làm cho phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô trở thành điểm sáng.

Phân tích của đơn vị nghiên cứu cũng cho hay xu hướng này phát triển suốt năm 2020 và có phần chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền sốt ở nhiều khu vực.

Sang tháng 5/2021, khi dịch bệnh tái bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn, xu hướng này đã nóng trở lại. Các khu đất có lợi thế về thiên nhiên ven Hà Nội như Vân Canh, Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm mua, giao dịch đều. Tại một số thời điểm, giá loại hình này tăng 2 - 7% trong vòng 1 - 2 tháng.

{keywords}
Sốt đất ăn theo quy hoạch

Kỳ vọng của các nhà đầu tư cũng khiến phân khúc này sôi động. Chẳng hạn tại Ba Vì, khi có thông tin liên quan đến việc triển khai quy hoạch trong Khu du lịch Quốc gia Ba Vì – Suối Hai, nhiều nhà đầu tư cho rằng các khu vực lân cận sẽ có cơ hội “ăn theo” quy hoạch.

“Khi có quy hoạch, hạ tầng sẽ phát triển, giá đất theo đó cũng sẽ tăng. Chưa kể, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, kinh doanh dịch vụ cũng theo đó mà xuất hiện kéo theo nhu cầu lớn về đất đai”, một nhà đầu tư nói.

Phải lường trước rủi ro

Thực tế, có không ít nhà đầu tư thắng đậm khi đầu tư đất nông nghiệp, đất vườn nhưng cũng nhiều nhà đầu tư mắc cạn khi tham gia vào loại hình này. Rủi ro có thể đến từ việc đón đầu dự án, đón đầu quy hoạch nhưng trong nhiều trường hợp, quy hoạch không diễn ra hoặc chậm diễn ra khiến nhà đầu tư mắc kẹt, ở không được, bán cũng chẳng xong.

Một rủi ro khác có thể kể đến khi mua đất vườn là việc chuyển lên đất thổ cư thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi chủ đất phải có nguồn vốn mạnh để tránh tình trạng cạn vốn trong lúc thủ tục chưa hoàn thành. Rủi ro lớn nhất là nếu mảnh đất nông nghiệp nằm trong diện giải tỏa thì chủ đất chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp.

Theo các chuyên gia, để hạn chế tối đa những rủi ro khi đổ tiền vào đất nông nghiệp, nhà đầu tư cần tra cứu các thông tin quy hoạch phát triển chung của khu vực xem thửa đất có cơ sở được phép chuyển đổi mục đích sử dụng hay không, nếu có thì chi phí chuyển đổi ra sao, quy trình và thủ tục lên thổ cư như thế nào…

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải tìm hiểu kỹ về hồ sơ pháp lý của thửa đất, đảm bảo bên bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai.

Lâm Tùng

‘Sốt đất’ xình xịch ở Đắk Lắk, mua đi bán lại trong ngày lãi ngay trăm triệu

‘Sốt đất’ xình xịch ở Đắk Lắk, mua đi bán lại trong ngày lãi ngay trăm triệu

Giới đầu tư khắp nơi đổ xô về TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk mua đất đã tạo nên “cơn sốt” chưa từng có. Giao dịch diễn ra tấp nập, giá đất tăng từng ngày. 

" alt="Đất vườn, đất nông nghiệp liên tục sốt nóng: vì đâu?" width="90" height="59"/>

Đất vườn, đất nông nghiệp liên tục sốt nóng: vì đâu?

Khoản tiền hơn 100 triệu đồng anh xoay xở để điều trị cho vợ đã hết nhưng căn bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Anh Nin chỉ ước có thêm tiền kéo dài thời gian chữa trị, giữ cho 2 đứa con thơ dại có mẹ.

Cơn bạo bệnh

Chị Hồ Thị Mỹ Vân (SN 1984) cùng chồng là anh Lê Duy Nin (SN 1977) trú tại thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

{keywords}
Từ khi mổ ghép não, chị Vân mất nhận thức, không thể tự ăn uống được

Anh chị là người cùng quê, lấy nhau khi không có công việc ổn định. Năm 2013 và 2018, anh chị lần lượt sinh được 2 con là bé Lê Ngọc Bảo Trâm và Lê Ngọc Bảo Châu.

Những tưởng anh chị sẽ có gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái xinh xắn, nhưng rồi biến cố không may ập đến, xé tan mong ước giản dị đó. 

Một buổi tối đnăm 2019, đột nhiên chị Vân bị đau đầu. Gia đình đưa chị đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não. Lúc ấy, do vỡ mạch máu não nên máu đã loang tới nửa đầu, phải mổ gấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nghe tin chị Vân bị xuất huyết não, ai cũng thất thần vì trước đó chị không có biểu hiện gì rõ rệt.

Kể từ lúc lên bàn mổ, chị Vân bắt đầu chuỗi ngày nằm liệt giường. Chân tay tê cứng đi, miệng không nói được, chị mất hết nhận thức về mọi thứ xung quanh.

{keywords}
Những ngày nắng nóng, chị Vân lại bị các cơn đau hành hạ. Anh Nin luôn phải túc trực bên cạnh để chăm sóc

Quãng thời gian đó, anh Nin luôn túc trực bên cạnh chăm sóc cho vợ. Mãi căn bệnh không thuyên giảm, một mình anh Nin lại khăn gói đưa người vợ bị liệt đi khắp nơi chạy chữa khiến ai nấy không khỏi xót xa.  

Tương lai mờ mịt

Trước đây, vợ chồng anh Nin không có công việc ổn định. Chị Vân ở nhà làm ruộng và chăm con. Anh Nin làm thợ đụng, hễ ai kêu gì anh làm đó. Cứ dăm bữa làm thợ xây, dăm bữa anh lại phụ làm rừng, khoan giếng… tuy vậy vẫn có đồng ra đồng vào phụ giúp vợ con.

Từ khi chị Vân lâm bệnh, liệt nửa người bên trái, lú lẫn, ngày đêm liên tục khóc la, mọi việc từ ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân chị đều không nhận thức được.

{keywords}
Bố mẹ dắt díu nhau đi chữa bệnh, bé Bảo Ngọc và Bảo Trâm tự chơi với nhau

Anh Nin phải nghỉ làm, ngày đêm túc trực chăm sóc vợ. Thu nhập không có, không có tiền lo thuốc thang, anh chạy vạy gõ cửa khắp nơi vay mỗi nhà mỗi ít. Chứng kiến cảnh gà trống chạy vạy ngược xuôi, mọi người thương tình cho mượn được hơn 100 triệu.

Có tiền, anh lại khăn gói đưa vợ đi chữa trị, hết vào Huế lại ra Quảng Trị. Hai người ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Nhà cửa ở quê đành bỏ hoang, hai đứa con thơ anh phải nhờ người bác ruột chăm sóc và cho ăn học giúp.

Cả 2 em đều ngoan nhưng người nhỏ hơn nhiều so với tuổi. Đặc biệt, em Bảo Ngọc thiếu hơi ấm của mẹ từ lúc mới 8 tháng, phải uống sữa ngoài nên em không nhận ra mẹ mình.

Đến nay, số tiền vay mượn chữa trị đã hết nhưng căn bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Giờ đây, anh Nin chỉ mơ ước có thêm tiền để kéo dài thời gian cho chị Vân với niềm hi vọng 2 đứa con thơ sẽ có mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về như bao đứa trẻ khác.

“Số kiếp tôi thật khổ, vợ chồng tôi hạnh phúc chưa được bao lâu thì đùng cái vợ đổ bệnh rồi nằm liệt. Đến bây giờ, 2 đứa con đứng trước mặt mà vợ tôi không nhận ra. Ngày đêm tôi chỉ ước có đủ tiền để đưa vợ tôi ra Hà Nội thăm khám để có cơ hội mẹ con nó nhận ra nhau", anh Nin ngậm ngùi.

Ông Đặng Sỹ Dũng, Chủ tịch UBND xã Triệu Ái cho hay, chị Hồ Thị Mỹ Vân đã nằm liệt giường suốt cả năm nay. Từ khi chị đổ bệnh, anh Nin phải nghỉ việc vừa lo chạy chữa cho vợ vừa chăm sóc hai con nhỏ. Chứng kiến cảnh gà trống chạy vạy ngược xuôi ai cũng chạnh lòng. Địa phương đã tạo điều kiện để giúp đỡ cho chị Vân nhưng không được bao nhiêu. Rất mong hoàn cảnh của anh chị sớm được bạn đọc gần xa giúp đỡ.

Hương Lài

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Lê Duy Nin, thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Số điện thoại: 0389129348.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.160 (vợ chồng anh Nin)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.

Cố kiếm tiền chữa ung thư cho vợ, người phụ hồ nghèo bị ngã gãy cột sống

Cố kiếm tiền chữa ung thư cho vợ, người phụ hồ nghèo bị ngã gãy cột sống

Suốt 5 năm vợ chữa ung thư, ông Liêm cần mẫn đi phụ hồ để có tiền trang trải chi phí. Đúng lúc bệnh của vợ ông cần nhiều tiền thì ông bị tai nạn, gãy 2 đốt xương cột sống.

" alt="Mẹ xuất huyết não, hai con nhỏ mong mỏi hơi ấm tình thương" width="90" height="59"/>

Mẹ xuất huyết não, hai con nhỏ mong mỏi hơi ấm tình thương

{keywords}Việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử sẽ hỗ trợ cho chính quyền các cấp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp (Ảnh minh họa: tuyengiaoangiang.vn)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử bản chính, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 45 ngày 8/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành mẫu, các yêu cầu kỹ thuật đối với bản sao điện tử được chứng thực, hoàn thành trước ngày 1/7/2020. Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ các cơ quan có thẩm quyền chứng thực trong quá trình thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Ban Cơ yếu Chính phủ được giao rà soát, cung cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; cung cấp công cụ hỗ trợ cán bộ, công chức kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên bản sao điện tử được chứng thực, bao gồm chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ và chữ ký số công cộng để tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh.

Theo Chinhphu.vn, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được khai trương và triển khai đồng loạt trên toàn quốc vào ngày 1/7/2020. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho chính quyền các cấp khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia đánh giá, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục.

Với quy định bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ hiện nay.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm ngoái, số lượng bản sao chứng thực được thực hiện là trên 102 triệu bản, nếu sử dụng lại được 30% kết quả chứng thực, chi phí xã hội tiết kiệm được ước tính khoảng hơn 428 tỷ đồng/năm.

Đối với các cơ quan, tiện ích đem lại của dịch vụ là thực hiện toàn bộ quy trình cấp bản sao chứng thực từ bản chính trên hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm bản sao chứng thực được cấp ra là có đầy đủ các thông tin theo quy định, thống nhất về hình thức. Cán bộ, công chức tiếp nhận bản sao điện tử đã chứng thực có thể dễ dàng kiểm tra tính toàn vẹn, chính xác để giải quyết cho thủ tục tiếp theo.

Nghị định 45 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 22/5/2020. Đây là một Nghị định quan trọng, một trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.

Với việc triển khai Điều 10 Nghị định 45 quy định yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý, ngày 13/4/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định.

M.T

Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không làm tăng phí, lệ phí

Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không làm tăng phí, lệ phí

Một trong những nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là việc thực hiện thủ tục không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.

" alt="Cung cấp chữ ký số phục vụ triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử" width="90" height="59"/>

Cung cấp chữ ký số phục vụ triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử