Khác với máy tính,ảomậttrênsmartphoneHớhênhdễgặpnạlich ngoại hang anh smartphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm khi không được bảo vệ. Bất kỳ ai kiểm soát được điện thoại của người khác cũng có thể kiểm soát mật khẩu hoặc thông tin về tài khoản, thông tin thẻ tín dụng…
Tại sao phải tăng cường bảo mật trên smartphone?
Smartphone đang ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết. |
Ngày nay, những chiếc smartphone có hiệu năng cao không chỉ trở thành thiết bị giải trí đa phương tiện mà còn là công cụ để làm việc hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng hay doanh nhân phải di chuyển thường xuyên.
Trung bình một ngày người dùng chạm vào màn hình điện thoại 2617 lần và nhìn vào màn hình 2,42 giờ, theo số liệu của công ty khảo sát hàng đầu tại Mỹ Dscout. Hiện nay, tại Mỹ, cứ 10 nhân viên lại có đến 7 người kết nối smartphone cá nhân vào mạng doanh nghiệp, khẳng định sự phổ biến của thiết bị này trong công việc nhưng đồng thời cũng mang đến những mối lo về bảo mật. Theo số liệu của(Trung tâm dữ liệu Internet ở Massachusetts, Hoa Kỳ (IDC)).
Không giống như máy tính, smartphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm khi nói đến vấn đề bảo mật dữ liệu riêng tư của người dùng. Bất kỳ ai kiểm soát được điện thoại của người khác cũng có thể kiểm soát mật khẩu hoặc thông tin về tài khoản mà bạn đang lưu trữ, thông tin thẻ tín dụng hay số điện thoại, hình ảnh, video lưu trên thiết bị.
Trong khi đó, vấn đề bảo mật trên smartphone lại chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Chính vì vậy, những thiết bị có gắn logo Dâu Đen của BlackBerry vẫn thu hút được một số lượng không nhỏ người dùng. Tuy nhiên, sản phẩm của họ lại thiếu đi quá nhiều chức năng cần thiết, đi kèm nhược điểm là cấu hình phần cứng không cao khiến các tác vụ khi làm việc hay giải trí hoạt động kém hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, Samsung là nhà sản xuất đi đầu trong việc tăng cường bảo mật cho những thiết bị chạy hệ điều hành Android vốn không được đánh giá cao về mức độ an toàn. Hiện nay, cảm biến vân tay được xem là tính năng cần phải có, từ những thiết bị cao cấp thuộc dòng Galaxy S, Galaxy Note cho đến các model tầm trung như Galaxy A5 hay Galaxy A7 2016.
Năm 2014, Samsung đã bắt tay với BlackBerry ra mắt dịch vụ Samsung KNOX, mang lại một giải pháp bảo mật cao hơn cho các thiết bị di động của hãng, giúp ngăn ngừa các lỗ hổng ở cả bên trong lẫn bên ngoài.
Với KNOX, smartphone của Samsung có thể biến thành 2 chiếc điện thoại tách biệt với nhau, một để sử dụng thông thường và một được bảo mật kỹ càng, phục vụ tốt hơn cho công việc. |
Ngoài KNOX, gã khổng lồ Hàn Quốc luôn biết cách nắm bắt và thay đổi phù hợp thị trường bằng cách giới thiệu những biện pháp bảo mật độc nhất như khả năng khóa máy bằng chữ ký hay mở khóa nhanh màn hình thông qua đồng hồ thông minh Galaxy Gear. Bên cạnh đó, Samsung còn tích hợp vào thiết bị ứng dụng định vị và bảo mật riêng sử dụng tài khoản Samsung Account để xác nhận, thay vì Android Manager có sẵn trên Android. Thậm chí, hãng còn phát triển một dịch vụ thanh toán riêng Samsung Pay, xác thực bằng cảm biến vân tay và được quản lý một cách kỹ càng.
Dung hòa được cả hai yếu tố là hiệu năng và độ an toàn, giải pháp bảo mật trên những chiếc smartphone của Samsung nhận được sự tin tưởng của cả người dùng là nhân viên văn phòng, dân kinh doanh, doanh nhân hay thậm chí là các tổ chức chính phủ trên toàn thế giới.
Mới đây,Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chuyển sang sử dụng mẫu dòng smartphone Galaxy S được trang bị nền tảng bảo mật KNOX của Samsung, thay thế cho chiếc BlackBerry cũ. Có thể thấy, gã khổng lồ Hàn Quốc đang chứng tỏ nền tảng giải pháp bảo mật toàn vẹn, đồng bộ từ phần cứng bên ngoài cho đến phần mềm bên trong hệ thống, đặc biệt là trên các smartphone hi-end dòng Galaxy S và Note.
Phương thức bảo mật mới trên smartphone tương lai
Sử dụng mật khẩu trong bảo mật thông tin đã cho thấy nhiều bất cập. Không ít người dùng chuỗi những ký tự dễ đoán, nhưng ngay cả khi tạo đoạn mã đủ dài, hacker vẫn có thể tìm ra nhờ các phần mềm gián điệp cài trên thiết bị hay lợi dụng việc khách hàng để lộ mật khẩu trên các website.
Samsung không ngừng nghiên cứu và cải tiến công nghệ bảo mật vân tay trên những chiếc smartphone Galaxy S của hãng, từ tốc độ nhận diện, mức độ chính xác cho đến xác thực dữ liệu thông qua KNOX hay các tiện ích phụ trợ. |
Phương thức bảo mật mới được nhiều hãng sản xuất di động sử dụng đó là dấu vân tay. Tuy nhiên, điều này vẫn là chưa đủ đối với những đối tượng khách hàng yêu cầu sự bảo mật cao hơn cho những tài liệu mật, email quan trọng hay các hình ảnh riêng tư mà vụ lùm xùm trong năm vừa qua của Apple là một ví dụ điển hình.
Ảnh rò rỉ cho thấy Galaxy Note7 sẽ có tính năng mở khóa bằng mống mắt. |
Trong thời gian gần đây, người dùng không khỏi hào hứng trước thông tin cho rằng, chiếc smartphone đình đám của Samsung trong nửa cuối 2016 là Galaxy Note7 sẽ được trang bị máy quét mống mắt để xác minh danh tính của chủ sở hữu với tốc độ nhận diện dưới một giây, thông qua các cảm biến được đặt ở mặt trước của máy.
Galaxy Note7 là mẫu di động được nhiều người mong chờ trong nửa cuối 2016. So với Galaxy Note5, thay đổi ở thiết bị mới là màn hình có viền hai bên được bo cong và tràn xuống mép. Một số tin đồn cho biết, Samsung có thể trang bị RAM lên đến 6 GB cho sản phẩm này. Theo thư mời được phát đi, nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ giới thiệu Galaxy Note7 vào ngày 2/8/2016.
Tấn Tài