您的当前位置:首页 > Nhận định > Facebook không còn ‘mặn mà’ với tin tức trả phí 正文

Facebook không còn ‘mặn mà’ với tin tức trả phí

时间:2025-01-24 05:05:45 来源:网络整理 编辑:Nhận định

核心提示

Bà Campell Brown,ôngcònmặnmàvớitintứctrảphítrực tiếp mu cựu nhà báo, Giátrực tiếp mutrực tiếp mu、、

Bà Campell Brown,ôngcònmặnmàvớitintứctrảphítrực tiếp mu cựu nhà báo, Giám đốc điều hành cấp cao phụ trách đối tác truyền thông toàn cầu của Facebook cho biết công ty sẽ chuyển nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật và sản phẩm của bộ phận News và Bulletin sang “tập trung xây dựng nền kinh tế sáng tạo mạnh mẽ”.

Facebook không còn 'mặn mà' với tin tức trả phí. (Ảnh: GettyImage)

Facebook News là bộ sưu tập tin bài được tuyển chọn, trong đó người dùng có thể xem ở dạng tab trên ứng dụng di động hoặc trang web, tương tự như tab Facebook Watch dành cho video. Trong khi đó, tính năng Bulletin được nền tảng mạng xã hội ra mắt vào tháng 6/2021 nhằm cạnh tranh với Substack hỗ trợ nhà báo hay các nhà văn độc lập kiếm doanh thu từ những người đăng ký.

Người phát ngôn Meta cho biết công ty thường xuyên đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ “để đảm bảo tập trung vào các trải nghiệm có ý nghĩa nhất với mọi người trên Facebook cũng như tương lai hoạt động của công ty”.

“Chúng tôi duy trì cam kết đồng hành cùng những người sáng tạo và sẽ nỗ lực đảm bảo họ có thể mở rộng được số lượng người xem trên Facebook và phát triển thành những cộng đồng gắn kết trên nền tảng này”, Giám đốc Brown nói.

Facebook đã ký nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu USD với các nhà xuất bản tin tức tham gia vào Facebook News như The Wall Street Journal, New York Times hay Washington Post.

Nguồn tin cho biết việc Facebook chuyển hướng khỏi sản phẩm tin tức trả phí bị tác động bởi xu hướng siết chặt quản lý trên toàn thế giới nhằm yêu cầu những nền tảng công nghệ như Facebook phải trả tiền cho các hãng tin tức. Điều này khiến CEO Mark Zuckerberg không còn mặn mà với việc đưa tính năng sản xuất tin tức trở thành yếu tố chủ chốt trong nền tảng mạng xã hội.

Việc tái phân bổ nguồn lực này là một phần trong kế hoạch chuyển trọng tâm lớn hơn của công ty sang lĩnh vực vũ trụ ảo (metaverse) và video ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok của ByteDance.

Vinh Ngô(Theo WSJ)