Nhận định, soi kèo AL
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/32c990905.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Vallecano, 0h30 ngày 20/1: Lợi thế sân nhà
(Chiếc Hyundai i10 bị cháy trơ khung trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào ngày 29/12/2022 - Video do nhân vật cung cấp)
Cụ thể, ngày 29/12/2022, khi đang lái chiếc xe trên chở người nhà từ Hà Nội về quê trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, anh Sơn phát hiện có khói dưới nắp ca-pô. Ngay lập tức, anh đỗ xe vào làn khẩn cấp rồi cùng người nhà di chuyển đồ đạc thiết yếu ra ngoài, đồng thời lấy nước để dập lửa. Tuy vậy, do ngọn lửa bốc quá nhanh, anh Sơn đành bất lực đứng nhìn chiếc xế cưng của mình cháy rụi đến trơ khung.
Liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm vật chất ô tô là Công ty Bảo hiểm Hàng không Thăng Long (VNI Thăng Long), anh Sơn được nhân viên hướng dẫn quay chụp lại chiếc xe bị cháy để tiện cho việc giải quyết bảo hiểm sau này.
Tuy nhiên, quá trình ghi nhận tai nạn không có nhân viên nào của VNI đến hiện trường.
"Lúc này rất bối rối, tôi gọi bên cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn không cứu được chiếc xe. Sau đó tôi tự phải tự thuê cứu hộ kéo "xác xe" về trụ sở Công an huyện Phú Xuyên để điều tra nguyên nhân. Bảo hiểm VNI Thăng Long hoàn toàn không hỗ trợ gì trong quá trình khắc phục hậu quả", anh Sơn nói.
Cũng theo chủ xe, kết quả giám định từ công an huyện, cơ quan CSĐT và Hội đồng định giá tài sản huyện Phú Xuyên sau đó kết luận chiếc Hyundai i10 của anh bị cháy do chập điện, giá trị tài sản được định là 190 triệu đồng, không có dấu hiệu xe bị cháy do tác động từ bên ngoài hoặc do con người gây ra.Khách "tố" bảo hiểm định giá không có căn cứ
Để giải quyết bồi thường, Bảo hiểm VNI Thăng Long đã "yêu cầu" anh Sơn phải tự liên hệ với cơ quan công an để hoàn thiện các loại hồ sơ.
Đến ngày 27/4/2023, tức 4 tháng sau, anh Sơn mới nhận được thông báo của VNI Thăng Long về việc duyệt phương án bồi thường cho chiếc Hyundai Grand i10 bị cháy. Tuy nhiên, mức bồi thường của hãng bảo hiểm này đưa ra chỉ hơn 143,9 triệu đồng, trong đó, giá trị xe tại thời điểm tổn thất là 170 triệu đồng, trừ các loại tổn thất theo quy tắc bảo hiểm hơn 25,5 triệu và khấu trừ theo vụ 500 nghìn đồng.
Con số này thấp hơn hẳn so với giá trị tài sản là 190 triệu đồng do Hội đồng định giá tài sản huyện Phú Xuyên kết luận.
"Xe của tôi cháy vào thời điểm cận Tết, khi đó thị trường xe rất sôi động. Các xe Hyundai Grand i10 tương tự của tôi có giá 220-230 triệu đồng nhưng họ tự duyệt giá trị 170 triệu theo giá rao của một số trang bán xe vào tháng 4/2023 là không thể chấp nhận được", anh Sơn nói.
Cho rằng mức bồi thường trên là quá ít so với giá trị của chiếc xe và một số hạng mục mà VNI Thăng Long đưa ra không có căn cứ, gây bất lợi cho khách hàng, ngày 5/5/2023, anh Sơn tiếp tục gửi văn bản đề nghị nhà cung cấp bảo hiểm ô tô xem xét lại phương án đền bù.
Trong đó, chủ xe này đề nghị phía bảo hiểm định giá giá trị của xe ở thời điểm tổn thất là 210 triệu đồng chứ không phải 170 triệu đồng như phía VNI đơn phương đưa ra. Tuy vậy, ngày 8/5, VNI Thăng Long có văn bản phúc đáp giữ nguyên quan điểm về phương án bồi thường.
"Giá trị xe ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên ký kết vào tháng 4/2022 là 270 triệu đồng. Không có lý gì chỉ sau vài tháng, đã bị bảo hiểm VNI "đánh tụt" 100 triệu đồng giá trị xe, chỉ còn 170 triệu đồng", anh Đinh Minh Thái Sơn bức xúc.
Ngoài ra, bộ phận khấu trừ mà phía VNI tính là bộ dây điện mới có giá tới hơn 25,5 triệu, trong khi bộ phận này nếu hàng bãi chỉ khoảng 5-7 triệu đồng.
"Đối với cả chiếc xe, bảo hiểm VNI cố tình định giá thật thấp. Nhưng bộ phận khấu trừ nguyên nhân gây cháy là bộ dây điện thì họ định giá cao quá đáng, theo giá bộ dây điện mới, cao tới hơn 15% giá trị. Thế này thì đúng là khách thiệt đơn thiệt kép", anh Sơn bức xúc.
Do chưa tìm được tiếng nói chung giữa khách hàng và phía bảo hiểm nên đến nay, dù sự việc đã xảy ra gần 8 tháng nhưng anh Sơn vẫn chưa thể nhận được tiền hỗ trợ từ phía VNI, gây khó khăn nhất định trong cuộc sống cũng như công việc.
"Hàng tháng tôi phải về quê đưa mẹ lên khám ở bệnh viện Bạch Mai. Vợ lại vừa có thêm em bé nên nhu cầu di chuyển bằng ô tô là rất lớn. Từ khi xe của tôi bị như vậy, gia đình gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện vì thường xuyên phải thuê xe. Tôi rất tin tưởng và thiện chí hợp tác để giải quyết với VNI nhưng có vẻ như, hãng bảo hiểm đang "câu giờ", đồng thời áp đặt phương án theo hướng bất lợi cho khách hàng", chủ xe chia sẻ thêm.
Phía VNI nói gì?
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Thanh Lâm - Phó Giám đốc Ban Giám định bồi thường, Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI cho biết, việc định giá tài sản chiếc xe Hyundai Grand i10 của anh Sơn bị cháy ở mức 170 triệu đồng được phía VNI căn cứ vào giá thị trường.
"Đây là chiếc xe đời 2014, số sàn, bản base và đã chạy dịch vụ. Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc xe tương tự được bán với giá khoảng 170 triệu, chúng tôi đã căn cứ vào đó để định giá xe", ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng cung cấp cho PV một số bản chụp mẫu Hyundai Grand i10 tương tự được đăng trên các trang để đối chứng, giá bán dao động từ 168-175 triệu đồng.
Tuy nhiên, hầu hết những mẩu tin này được rao bán vào thời điểm tháng 4/2023 chứ không phải tại thời điểm xảy ra tổn thất là tháng 12/2022.
Khi được hỏi là vì sao khi ký hợp đồng với khách hàng vào tháng 4/2022, phía VNI lại để giá trị xe là 270 triệu, trong khi chỉ sau đó 8 tháng, chiếc xe lại được VNI định giá 170 triệu, đại diện VNI cho biết, giá trị đầu tiên ghi trong hợp đồng là 270 triệu là do khai báo của chủ xe chứ không phải thoả thuận giữa 2 bên.
"Giá trị khai báo đó chỉ được áp dụng xem xét đối với trường hợp tổn thất bộ phận, còn đối với trường hợp tổn thất toàn bộ như chiếc xe Hyundai i10 bị cháy này thì được định giá lại giá trị xe ngay tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất", đại diện VNI nói.
Về bộ phận khấu trừ là hệ thống dây diện có giá trị tới hơn 25,5 triệu, ông Lâm cho biết: "Cuộn dây điện là nguyên nhân gây cháy có giá trị theo báo giá chính hãng là 34,1 triệu đồng. Theo quy định của công ty, xe hoạt động 6-10 năm sẽ tính khấu hao linh kiện ở mức 25%, nên giá trị còn lại của cuộn dây điện là khoảng 25,5 triệu đồng và khoản này không được bồi thường".
PV đặt câu hỏi "vì sao chiếc ô tô được VNI định giá theo giá thị trường là xe chạy dịch vụ, còn bộ phận loại trừ lại được định giá theo báo giá mới của hãng có khấu trừ theo quy định riêng chỉ là 25% liệu có bất hợp lý?".
Ông Lâm cho rằng, việc khấu trừ này vẫn có thể được xem xét lại theo đề nghị của khách hàng và có thể trừ theo tỷ lệ khấu hao của cả chiếc xe. Ví dụ xe ô tô có giá trị bằng 50% giá trị lúc lăn bánh thì bộ phận gây cháy cũng được khấu trừ đúng theo mức này.
"Chúng tôi chưa được phía khách hàng cung cấp thông tin là Hội đồng định giá tài sản của huyện Phú Xuyên định giá chiếc xe của anh Sơn là 190 triệu. Khi đã được biết rồi, VNI có thể lấy đó làm căn cứ để trình phương án xem xét bồi thường cho anh Sơn. Chúng tôi rất muốn được làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc người đại diện để cùng đưa ra phương án hài hoà nhất ", Phó Giám đốc Ban Giám định bồi thường VNI nói.
(VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc)
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hoàng Hiệp
Hyundai i10 cháy trên cao tốc Pháp Vân, 8 tháng chủ chưa đòi được tiền bảo hiểm
NSƯT Dương Đức Quang bày tỏ xúc động khi được giao trọng trách mới. "Tôi hứa sẽ dùng toàn bộ trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn để cùng Ban giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội điều hành các hoạt động phát triển hơn nữa, có thêm những tác phẩm giá trị nghệ thuật cao".
Với gương mặt đẹp chính trực, đôn hậu, NSƯT Dương Đức Quang luôn được các đạo diễn chọn vào những vai chính diện trên cả màn ảnh nhỏ lẫn sân khấu, từ anh bộ đội, thầy giáo trẻ lên vùng cao... cho đến người lãnh đạo ngành công an, kiểm sát..
NSƯT Dương Đức Quang nguyên là Trưởng đoàn Kịch nói Hà Tây, sau khi sáp nhập hai nhà hát, anh giữ chức Trưởng đoàn Kịch 3 của Nhà hát Kịch Hà Nội.
Anh gắn bó với sự nghiệp diễn xuất từ năm 1988 và đã gặt hái nhiều thành công như: Huy chương Bạc Hội diễnSân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995 (vở Hoa hậu xứ Mường- vai Châu ủy Việt Minh Lễ), Huy chương Bạc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1999(vở Bóng tối sau tình yêu - vai thiếu tá Cường), Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2004(vở Chàng kỵ sĩ Điện Biên- vai Dercateri), Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu Hình tượng người chiến sĩ công an 2010, Huy chương Bạc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2015(vở Nắng quái chiều hôm- vai Giám đốc Tuyền)...
Anh cũng là gương mặt được khán giả truyền hình yêu thích qua nhiều bộ phim như: Lập nghiệp, Rừng xanh chuyển mình, Gió đại ngàn, Cả một đời ân oán, Sinh tử...
Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh rời sân khấu kịchNghệ sĩ Lê Tuấn Anh chia sẻ về quyết định từ bỏ đam mê sân khấu kịch. Thông báo của nghệ sĩ khiến nhiều khán giả, đồng nghiệp ngỡ ngàng.">NSƯT Dương Đức Quang làm Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội
Cassius Dio, một nhà sử học La Mã khác cũng tập trung nhiều vào khả năng thuyết phục và sự quyến rũ do nhân cách hơn là dáng vẻ hấp dẫn bên ngoài của Cleopatra.
Trái ngược với những mô tả lãng mạn hóa về Cleopatra, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, tiền đúc còn tồn tại đến nay thể hiện chân thực hơn, mặc dù được cách điệu hóa, về diện mạo của nữ hoàng.
Những đồng xu được đúc dưới triều đại của Cleopatra mô tả bà có chiếc mũi nổi bật, cằm chắc khỏe và đôi mắt sâu. Một số nhà sử học tin rằng những đồng xu này là một tuyên bố chính trị có chủ ý, cho thấy mong muốn của Cleopatra được coi là bình đẳng với các vị vua chúa nam giới khác.
Tương tự, một vài bức tượng và hình chạm khắc của Cleopatra còn sót lại không thể hiện hình ảnh của nét đẹp cổ điển. Bức tượng Cleopatra ở Berlin được hoàn thành từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, mô tả bà có chiếc mũi dài, chóp quặp xuống và vẻ mặt nghiêm nghị.
Những thách thức đối với việc tái hiện dung mạo Cleopatra
Các dự án nghệ thuật hiện đại nhằm tái hiện dung mạo của Cleopatra gặp nhiều thách thức, chủ yếu là do thiếu nguồn tư liệu đáng tin cậy. Thông tin còn sót lại rất ít và thường được cách điệu hóa. Trong khi đó, các mô tả bằng văn bản lại mơ hồ, chủ yếu tập trung vào sức hút của bà hơn là đặc điểm thể chất.
Chân dung Cleopatra trên các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là trong phim, phần lớn dựa theo lý tưởng về cái đẹp của phương Tây. Hình ảnh Cleopatra do nữ diễn viên Elizabeth Taylor thủ vai trong bộ phim Cleopatra năm 1963 là ví dụ điển hình nhất.
Sự thể hiện này mặc dù có tạo hình hấp dẫn, vẫn duy trì ấn tượng về Cleopatra như một người phụ nữ có nhan sắc quyến rũ và làm lu mờ những thành tựu chính trị cũng như năng lực cá nhân của bà.
Thời gian gần đây, các nhà nhân chủng học pháp y và nghệ sĩ kỹ thuật số đã sử dụng tiền đúc và các mô tả nghệ thuật khác làm cơ sở để tái tạo chân dung Cleopatra. Song những phiên bản này có thể xem là sản phẩm của suy đoán, vì chúng dựa trên ấn tượng nghệ thuật hơn là bằng chứng xác thực.
Ngoài ra, quan điểm về cái đẹp thường mang tính chủ quan, khác nhau giữa các nền văn hóa và thời đại. Những gì được coi là đẹp ở Ai Cập thời kỳ Ptolemaic có thể không phù hợp với tiêu chuẩn cái đẹp hiện đại. Do đó, đánh giá sức hấp dẫn của Cleopatra theo tiêu chuẩn đương đại là một việc gây tranh cãi và có khả năng lỗi thời.
Cleopatra có đẹp không? Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào cách giải thích của mỗi người về bằng chứng còn sót lại và quan niệm của họ về cái đẹp. Cleopatra có thể không mang vẻ đẹp cổ điển, được miêu tả trong văn hóa đại chúng nhưng sự cuốn hút, trí thông minh và hiểu biết của bà chắc chắn rất ấn tượng.
Có lẽ chính sự quyến rũ đa chiều này đã giúp Cleopatra trở thành một nhân vật có sức mê hoặc lâu dài, chứng minh rằng vẻ đẹp thực sự không chỉ nằm ở bên ngoài làn da.
Trích phim 'Cleopatra' (1963):
Nguyễn Hiếu(Theo The Archaeologist, Britannica)
Hoa hậu Israel Gal Gadot được chọn làm nữ hoàng CleopatraMỹ nhân 'Wonder Woman' Gal Gadot sẽ đảm nhiệm vai nữ hoàng Cleopatra kinh điển từng gắn liền tên tuổi với Elizabeth Taylor gần 50 năm trước.
">Dung mạo thật sự của nữ hoàng Ai Cập cuối cùng
Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
Nhà thơ Lữ Mai: 'Làm báo, viết văn không làm tổn hại chúng ta nếu có đạo đức'
Chuyên gia cho rằng bảo hiểm VNI định giá thiếu căn cứ
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Khắc Xuân - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair nhìn nhận, phía doanh nghiệp (DN) bảo hiểm VNI Thăng Long đã có nhiều dấu hiệu "không rõ ràng" khi thực hiện các điều khoản, dẫn đến thiệt thòi cho khách hàng.
Ông Xuân phân tích, khi sự việc cháy xe xảy ra, phía VNI đã không cử người đến hiện trường cùng với khách hàng thực hiện nghĩa vụ giải quyết, giám định của đơn vị bảo hiểm được quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (áp dụng tại thời điểm năm 2022) cũng như theo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm của VNI đưa ra, từ đó dẫn đến không thể có căn cứ để đưa ra con số chính xác giá trị thiệt hại thực tế.
"Chiếc xe này theo đánh giá của tôi cũng như của DN bảo hiểm là đã bị tổn thất toàn bộ. Tuy vậy đến thời điểm này phải xác định được giá trị thiệt hại là bao nhiêu và theo luật thì chi phí giám định tổn thất do DN bảo hiểm tự chi trả. Trong trường hợp này, việc VNI tự định giá chiếc xe 170 triệu đồng mà không hề có bước giám định tổn thất là tự 'bốc thuốc', không có căn cứ", ông Xuân nhấn mạnh.
Cũng theo ông Xuân, cho đến nay, chủ xe là anh Sơn chỉ nhận được phương án bồi thường mà không hề nhận được kết luận giám định từ phía VNI, do đó anh Sơn không thể xác định được giá trị mà DN bảo hiểm đưa ra là đúng hay sai và dựa trên căn cứ nào.
Vị chuyên gia này lấy thêm dẫn chứng: "Tháng 4/2022, phía VNI Thăng Long và anh Sơn cũng đã thẩm định trước khi ký hợp đồng và thoả thuận chốt giá trị xe là 270 triệu nhưng chỉ sau đó 8 tháng đến thời điểm tổn thất lại bị định giá là 170 triệu mà chẳng có căn cứ nào cả. Do vậy, khách hàng bức xúc cho rằng giá trị bồi thường VNI đưa ra thấp hơn rất nhiều giá trị thực tế của xe là hoàn toàn có cơ sở".
Giá trị xe trên hợp đồng bảo hiểm có phải để 'cho vui'?
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet về con số giá trị xe trong hợp đồng bảo hiểm chiếc Hyundai Grand i10 (sản xuất năm 2014) của anh Đinh Minh Thái Sơn, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI cho biết, giá trị đầu tiên ghi trong hợp đồng là 270 triệu là do khai báo của chủ xe chứ không phải thoả thuận giữa 2 bên.
"Giá trị khai báo đó chỉ được áp dụng xem xét đối với trường hợp tổn thất bộ phận, còn đối với trường hợp tổn thất toàn bộ như chiếc xe Hyundai i10 bị cháy này thì được định giá lại giá trị xe ngay tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất",đại diện VNI nói.
Tuy vậy trong chi tiết này, chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân lại cho rằng, phía VNI đang nói không đúng về giá trị khai báo ban đầu, và con số 270 triệu như trong hợp đồng không phải là vô nghĩa.
"Hợp đồng giữa DN bảo hiểm và khách hàng phải dựa trên thống nhất của 2 bên một cách hài hoà, làm gì có chuyện khách hàng khai bao nhiêu thì ghi vào hợp đồng như thế. Về lý thuyết thì giá trị hợp đồng mà khách hàng phải đóng cho bên bảo hiểm ô tô sẽ dao động từ 1,5-2%/năm, như xe của anh Sơn là 4,4 triệu. Thực tế là nếu khách có muốn ghi thấp để đóng phí thấp đi thì chắc gì tư vấn bảo hiểm đã cho", ông Xuân phân tích.
Theo Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair, trong trường hợp hai bên không thống nhất về giá trị đền bù có thể trưng cầu một đơn vị thẩm định và lấy đó làm căn cứ thực hiện. Còn nếu vẫn không thoả thuận được, một trong hai bên được yêu cầu tòa án chỉ định giám định viên độc lập. Khi đó, kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
"Trước mắt, để đảm bảo quyền lợi của mình, anh Sơn cần yêu cầu đơn vị bảo hiểm đưa ra kết luận giám định đánh giá 2 yếu tố là mức độ thiệt hại và giá trị thiệt hại.
Nếu anh Sơn không đồng ý với mức đền bù, hai bên có thể thống nhất chỉ định một đơn vị giám định độc lập để thẩm định giá trị tài sản tại thời điểm và địa điểm tổn thất. Trường hợp này chỉ đang tranh chấp với giá trị vài chục triệu nên không nhất thiết phải đưa ra toà án", ông Nguyễn Khắc Xuân đưa ra quan điểm.
Như VietNamNet phản ánh, ngày 29/12/2022, anh Đinh Minh Thái Sơn lái chiếc Hyundai Grand i10 đời 2014 đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thì bị bốc khói và cháy rụi hoàn toàn.
Ngày 27/4/2023, sau nhiều tháng khắc phục hậu quả cũng như tự đi thu thập hồ sơ từ cơ quan công an, anh Sơn được đơn vị cung cấp bảo hiểm vật chất là Công ty Bảo hiểm Hàng không Thăng Long (VNI Thăng Long) thông báo duyệt phương án bồi thường với số tiền 143,9 triệu đồng (trong đó, giá trị xe tại thời điểm tổn thất là 170 triệu đồng, trừ các loại tổn thất theo quy tắc bảo hiểm hơn 25,5 triệu và khấu trừ theo vụ 500 nghìn đồng).
Con số này thấp hơn nhiều so với giá trị chiếc xe được viết trong hợp đồng bảo hiểm là 270 triệu đồng. Anh Sơn kiến nghị bảo hiểm VNI phải tăng mức bồi thường lên là 210 triệu đồng nhưng đơn vị này không đồng ý. Từ đó đến nay, hai bên vẫn chưa có được tiếng nói chung.
(VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc)
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô cháy rụi ở cao tốc Pháp Vân, 8 tháng chủ chưa ‘đòi' được tiền bảo hiểmGần 8 tháng kể từ ngày chiếc Hyundai Grand i10 của mình bị cháy rụi trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, chủ xe vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ Bảo hiểm Hàng không - VNI vì những bất đồng trong việc xác định giá trị xe.">Vụ ô tô bị cháy trên cao tốc: Bảo hiểm 'dìm' giá trị xe, làm khó chủ xe
Tôn trọng nhau trong cuộc tranh luận giúp bạn gắn kết hơn. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels.
Deborah Grody, nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ, cho biết trên thực tế, mối quan hệ của những cặp vợ chồng không có xung đột thường kết thúc bằng ly hôn. Khi một hoặc cả hai người thờ ơ với mối quan hệ, họ thậm chí không buồn tranh cãi.
Tuy nhiên, cãi vã gay gắt quá nhiều chắc chắn cũng không giúp mối quan hệ bền vững.
Nếu muốn giải quyết xung đột theo cách lành mạnh và hiệu quả, hãy ghi nhớ những điều dưới đây:
Tìm hiểu nguyên do
Trong các buổi tư vấn, Noam Ostrander, phó giáo sư công tác xã hội tại Đại học DePaul (Mỹ), thường đề cập đến “Cuộc chiến lúc 17h30”. Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là do một người muốn kể cho nửa kia nghe về ngày của họ, nhưng đối phương lại né tránh vì cần thời gian để nghỉ ngơi.
Thay vì để mâu thuẫn lặp đi lặp lại, Ostrander khuyến khích các cặp đôi xác định chính xác nguyên nhân gây ra xung đột và thử tìm cách thỏa hiệp.
Ostrander bật mí: “Đôi bên có thể đề xuất việc tạm dừng cãi vã, hôn nhau, đợi 15 phút sau đó cùng ngồi trò chuyện. Bằng cách này, cả hai có thể cùng nhau tìm ra cách tốt nhất để biểu đạt rằng họ muốn nghe về ngày của người kia”.
Tìm hiểu nguyên nhân cuộc tranh cãi để làm dịu đi bất đồng. Ảnh: Tron Le/Unsplash. |
Ngay cả với những mối quan hệ có sự gắn kết nhất, xung đột vẫn có thể xảy ra. Khi đó, sẽ rất hữu ích nếu chọn thời điểm để thảo luận về các vấn đề, theo Grody.
Nếu đôi bên bắt đầu tranh cãi, hãy đưa ra đề xuất “giải quyết vấn đề đó vào tối nay hoặc lúc khác khi có thời gian để thảo luận về mọi thứ”.
Grody giải thích rằng dành thời gian để giải quyết những bất đồng cho phép cả hai có không gian để chuẩn bị. Họ có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn và tránh bản năng tự vệ hay đổ lỗi.
Cho đối phương thời gian
Khi các cặp đôi xảy ra tranh cãi, việc một người chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân, trong khi người kia đang cố giải quyết vấn đề có thể khiến cả hai nản lòng và cuộc cãi vã leo thang. Ai cũng cảm thấy mình không được lắng nghe.
Trong trường hợp này, mỗi người có thể cho nửa kia một khoảng thời gian, ví dụ: “Anh cần khoảng 10 phút để bình tĩnh lại. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này và cùng tìm ra cách giải quyết”.
Khi trở lại cuộc thảo luận sau một khoảng thời gian ngắn, cả hai sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với vấn đề.
Đưa ra yêu cầu thay vì phàn nàn
Mọi người thường có xu hướng hỏi đối phương tại sao họ không bao giờ làm điều gì đó, thay vì chỉ yêu cầu nhẹ nhàng.
Thẳng thắn trao đổi và tôn trọng đối phương thay vì cằn nhằn sẽ giúp ngăn cuộc xung đột xảy ra. Điều này cũng khiến đối phương tự giác hoàn thành nhiệm vụ thay vì tâm trạng hậm hực sau cuộc cãi vã.
Phàn nàn khiến cuộc cãi vã leo thang. Ảnh: Freepik. |
Khi thảo luận về cách giải quyết mâu thuẫn, Grody cho biết điều quan trọng nhất mà các cặp đôi có thể làm là lắng nghe và không ngắt lời. Nên lắng nghe cho đến khi đối tác trình bày xong vấn đề, sau đó, hãy yêu cầu giải thích nếu có điều gì khiến mình khó hiểu.
Hãy đảm bảo giao tiếp bằng mắt và hướng cơ thể về phía đối phương khi họ đang nói. Khi nửa kia cho rằng họ không được lắng nghe, hãy hỏi: “Điều gì khiến em cảm thấy như anh không lắng nghe?” thay vì trả lời "Anh vẫn đang lắng nghe đây".
Tìm hiểu đúng cách để xin lỗi
Việc nhận ra bản thân đã làm tổn thương người thân yêu và nợ họ lời xin lỗi là chưa đủ. Chúng ta phải hiểu rõ về nửa kia để có cách cư xử phù hợp nhất.
Ostrander nói: “Một số người muốn những hành động xin lỗi rõ ràng. Một số lại chỉ muốn những câu nói chân thành như: ‘Em thực sự xin lỗi vì đã làm tổn thương cảm xúc của anh và em sẽ tự kiểm điểm để những điều đó không tái diễn’".
Xung đột là điều khó tránh khỏi nhưng đôi bên có thể lựa chọn cách để việc tranh cãi mang tính tích cực và giúp gắn kết. Thay vì để căng thẳng leo thang, hãy để những cuộc tranh luận giúp hai người hiểu nhau hơn.
Theo Zing
">Yêu nhau hơn sau mỗi lần cãi vã
友情链接